Tin Tức

Cát nhiễm mặn: “Cứu cánh” cho ngành xây dựng với 3 tiêu chuẩn mới

Việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn mới cho cát nhiễm mặn là một bước tiến quan trọng, tạo cơ hội mới cho ngành xây dựng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Hiện nay, ở Việt Nam nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn, trong đó việc xây dựng các công trình hạ tầng (công trình xây dựng, công trình giao thông) luôn đòi hỏi một khối lượng lớn vật liệu, trong đó có vật liệu cát dùng để đắp nền đường, san lấp, làm vữa xây dựng và bê tông.

Với thực tế nguồn tài nguyên cát sông ngày càng khan hiếm, đặc biệt là trong bối cảnh ngành GTVT đang triển khai các dự án xây dựng đường ô tô trên cả nước (nhất là tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long), việc cung ứng kịp thời vật liệu cát sông phục vụ cho các dự án đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy yêu cầu cấp bách là cần phải nghiên cứu, thử nghiệm nhằm tìm ra loại vật liệu thay thế cho cát sông (trong đó có vật liệu cát biển) nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn mới cho cát nhiễm mặn là một bước tiến quan trọng, tạo cơ hội mới cho ngành xây dựng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đối với hoạt động thẩm định tiêu chuẩn, về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) cho cát, trong hệ thống QCVN hiện hành có 01 QCVN 16:2023/BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BXD ngày 30/6/2023 có quy định cho đối tượng cát nghiền cho bê tông và vữa; cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa.

Về tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho cát, trong hệ thống TCVN hiện hành có 7 tiêu chuẩn cát thường (cốt liệu nhỏ) cho xây dựng do Bộ Xây dựng biên soạn và Bộ KH&CN công bố.

Đối với cát nhiễm mặn, hiện tại hệ thống TCVN có 01 tiêu chuẩn về cát nhiễm mặn là TCVN 13754:2023 Cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa. Tiêu chuẩn này do Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu, biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu khảo sát và thực nghiệm về cát nhiễm mặn, bê tông sử dụng cát nhiễm mặn trong và ngoài nước, đồng thời tham khảo nội dung các tiêu chuẩn khu vực (EN 12620:2008), tiêu chuẩn nước ngoài (JGJ 206-2010, JSCE No16), TCVN 7570:2006 và được Bộ KH&CN công bố kèm theo Quyết định số 1343/QĐ-BKHCN ngày 29/6/2023.

Theo kế hoạch xây dựng TCVN, Bộ Xây dựng sẽ xây dựng thêm 3 TCVN về cát nhiễm mặn bao gồm: (1) Cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 1- Cát cho kết cấu bê tông; (2) Cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 2 – Cát cho kết cấu bê tông cốt thép; (3) Cát nhiễm mặn cho bê tông và vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 3 – Cát cho vữa xây dựng.

Việc nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường là rất quan trọng. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang thí điểm ở diện hẹp. Sau khi có kết quả đánh giá thử nghiệm, thí điểm, các bộ chuyên ngành sẽ xây dựng dự thảo các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn rồi chuyển sang Bộ KH&CN để tổ chức thẩm định, ban hành. 

Cát nhiễm mặn là loại cát được khai thác ở cửa sông hay cửa biển. Loại cát này có tính kiềm cao và là tác nhân chính tạo ra những rủi ro cho tường nhà. Thông thường cát sử dụng cho mục đích xây dựng được khai thác ở lòng sông, suối.

Với thực tế nguồn tài nguyên cát sông ngày càng khan hiếm, đặc biệt là trong bối cảnh ngành GTVT đang triển khai các dự án xây dựng đường ô tô trên cả nước (nhất là tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long), việc cung ứng kịp thời vật liệu cát sông phục vụ cho các dự án đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy yêu cầu cấp bách là cần phải nghiên cứu, thử nghiệm nhằm tìm ra loại vật liệu thay thế cho cát sông (trong đó có vật liệu cát biển) nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Nguồn: tapchicongthuong.vn

Các bản tin của A&C Construction :
Xem thêm tại : https://ancg.vn/category/tin-tuc-chung
Share this...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *